Tìm hiểu các loại bể lắng cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Để xử lý nước thải, người ta sử dụng rất nhiều các loại bể có tác dụng lắng bớt bùn đất như bể lắng đứng, bể lắng ngang…Mỗi loại bể lại có những đặc điểm riêng, những ưu thế và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại bể lắng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng qua những nội dung sau nhé.

Bể lắng ngang

Bể lắng ngang là loại bể lắng được xây dựng theo hình chữ nhật với hai hoặc nhiều ngăn. Đây là loại bể được sử dụng khá nhiều và mang lại hiệu quả khá cao trong quá trình xử lý nước thải đặc biệt với những nơi có lưu lượng nước thải hàng ngày lớn hơn 15.000 m3.

Thông thường với bể lắng ngang chiều sâu của bể thường được thiết kế với  độ sâu khoảng từ 2 tới 3,5 mét, chiều dài của bể phải gấp 10 lần độ sâu dao động từ 20 tới 35 mét và chiều rộng ở mức 3 tới 6 mét. Ở giữa bể, người ta sẽ đặt các vách ngăn. Thông thường đặt vách ngăn cách bể 1-2 mét là thích hợp nhất.

Bể lắng ngang

Bể lắng ngang hoạt động theo nguyên lý nước trong bể sẽ chuyển động từ đầu này tới đầu kia của bể. Các hạt phân tử trong nước sẽ chuyển động  xuôi theo dòng nước từ đầu này tới đầu kia với vận tốc xác định từ khoảng 0,2-0,3 m/s. Dưới tác dụng của trọng lực, vận tốc của hạt phân tử này thay đổi lên mức 0,5m/s.

Như vậy, bể lắng ngang có thể lắng được những hạt mà quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó với thời gian lắng từ 1 tới 3 giờ.

Bể lắng đứng

Tương tự như bể lắng ngang, bể lắng đứng cũng được sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải nhằm làm giảm các chất độc hại trong nước với môi trường.

Bể lắng đứng thường được xây dựng hình trụ với đáy là hình chóp. Bể được làm từ thép hoặc bê tông, để chống hiện tượng ăn mòn, người ta phải phủ một lớp sơn bên bề mặt của bề. Nước thải sẽ chảy vào bể bằng hệ thống ống trung tâm.

Bể lắng đứng

Sau khi vào bể, nước sẽ chảy ngược từ dưới lên vào các rãnh tràn. Quá trình lắng cặn bắt đầu.

Lúc này, vận tốc dòng chảy trong bể đạt từ ,5 tới 0,6m/s với chiều cao vùng lắng khoảng từ 4-5 m. Khi vận tốc nước đầu ra nhỏ hơn vận tốc đầu vào nghĩa là các hạt bụi bị cuốn lên trên và ngược lại.

Qua thực tế quá trình sử dụng người ta nhận ra, so với bể lắng ngang, bể lắng đứng hoạt động kém hiệu quả hơn với hiệu quả thấp hơn từ 10-20%.

Bể lắng ly tâm

Bể lắng ly tâm là một trong các loại bể lắng nữa mà chúng tôi muốn tiếp tục giới thiệu tới các bạn.

Nếu bể lắng ngang được xây hình chữ nhật, bể lắng đứng là hình trụ thì bể lắng li tâm lại có dạng hình tròn. Đây là loại bể lắng có chiều sâu dao động từ 1,5 tới 5 mét với đường kính của bể khoảng từ 16-60 mét.

Thông thường, người ta thường sử dụng bể lắng ly tâm để xử lí nước thải ở những nơi có lưu lượng nước thải lớn, ít nhất khoảng 20.000 m3/ngày.

Bể lắng ly tâm

Nguyên tắc hoạt động của bể ly tâm chính là nước trong bể chuyển động từ tâm của bể ra sát vành đai. Vận tốc của nước cũng giảm dần từ trong ra ngoài, lớn nhất là ở tâm bể. Theo tính toán, hiệu quả lắng của loại bể này ước đạt khoảng 60%.

Bể lắng Lamen

Bể lắng lamen là loại bể được cấu tạo gồm từ các vách ngăn có khả năng lắng bùn hiệu quả với 3 vùng như các bể lắng khác hiện nay: Vùng phân phối nước, vùng để lắng nước và vùng chứa cặn.

Trong quá trình xử lý nước thải, nước trong bể lắng chứa bùn sẽ chuyển động theo chiều từ dưới lên qua giữa các vách ngăn. Phần bùn cặn sẽ bị lắng lại phía dưới. Do các vách ngăn này được đặt nghiêng nên bùn sẽ tập trung chảy về hố thu cặn.

Bể lắng lamen

Bể lắng lamen  mang lại hiệu quả xử lí nước thải cao với hiệu suất ổn định và thời gian lắng rút ngắn hơn so với các bể lắng khác. Đồng thời, dễ dàng di chuyển, thi công hay tháo lắp cũng là ưu điểm của loại bể lắng này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi nhằm giúp các bạn hình dung được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số loại bể lắng được ứng dụng nhiều trong xử lí nước thải ngày nay.